[6 bước] Quy trình phẫu thuật nâng ngực an toàn, hiệu quả chuẩn y khoa

14/10/2023

Nâng ngực là một cuộc đại phẫu lớn nên yêu cầu bác sĩ phẫu thuật phải có kinh nghiệm chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại và đặc biệt phòng phẫu thuật phải đảm bảo vô trùng, vô khuẩn để đảm bảo an toàn trong quá trình nâng ngực. Sau đây là 6 bước quan trọng trước khi nâng ngực.


6 bước phẫu thuật nâng ngực an toàn chuẩn y khoa

1. Quy trình thực hiện phẫu thuật nâng ngực

1.1. Bác sĩ thăm khám và tư vấn khi nâng ngực

Thăm khám và tư vấn là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trọng cuộc phẫu thuật nâng ngực. Bác sĩ thăm khám kỹ, chỉ định đúng trước khi phẫu thuật thì tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng. 

Thăm khám tư vấn trước khi nâng ngực để xác định tình trạng bộ ngực, chọn size túi ngực, xác định phương pháp, đường phẫu thuật và chi phí.

Đối với bác sĩ: Khi tư vấn bác sĩ sẽ biết được yêu cầu, nguyện vọng, tình trạng sức khoẻ của khách hàng. Đặc biệt, bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra các chỉ định phù hợp với khách hàng, ngoài ra, bác sĩ còn lên phác đồ kế hoạch phẫu thuật trước cho khách hàng biết trước khi phẫu thuật nâng ngực.

Đối với khách hàng: Khách hàng sẽ được nghe tư vấn cụ thể những điều nên và không nên thực hiện giữa trên tình trạng sức khoẻ.

Các vấn đề cần thăm khám trước khi thực hiện nâng ngực:

- Mô tuyến vú: Để xác định ngực thuộc trường hợp lép, sa trễ hay phì đại, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ căng, đàn hồi của da, độ dày của tuyến vú, quầng vú, núm vú.

- Xương lông ngực: Kiểm tra xương xườn, xương ức có bị dị dạng bẩm sinh hay thứ phát.

- Các dị dạng khác bao gồm: Núm vú, quầng ngực, ngực không đều nhau.

- Bệnh lý toàn thân: Xác định khách hàng có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh tim, rối loạn đông máu, tiểu đường hay không.

- Tiền sử dị ứng: 

+ Thuốc mê, thuốc tê, kháng sinh, thức ăn.

+ Phẫu thuật, hút thuốc chất kích thích hay tiền sử gia đình và sinh sản.

- Lối sống, công việc của khách hàng.

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn khi nâng ngực

1.2. Kiểm tra sức khoẻ tổng thể trước nâng ngực

Khách hàng phải tiến hành kiểm tra sức khoẻ đầy đủ trước khi phẫu thuật nâng ngực. Quy trình khám sức khoẻ phải thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ và có đầy đủ trang thiết bị y tế.

Các vấn đề cần kiểm tra trước khi phẫu thuật nâng ngực:

- Chụp X-quang: Chụp vùng ngực để đánh giá chức năng phổi, tình trạng khung xương sườn, xương cột sống.

- Điện tim: Kiểm tra nhịp tim và xác định các bệnh về tim mạch.

- Xét nghiệm máu: HIV, viêm gan B, viêm gan C để thực hiện an toàn trong phẫu thuật, xác định yếu tố đông máu, nhóm máu.

- Hoá sinh máu: Đánh giá chức năng gan, thận, bệnh tiểu đường.

- Xét nghiệm nước tiểu: Các bệnh lý liên quan tới thận, phụ khoa.

- Xét nghiệm Beta HCG xem có thai hay không: Nếu có thai tuyệt đối không được làm phẫu thuật nâng ngực vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và có thể gây nhiễm trùng vết mổ.

Ngoài ra còn phải siêu âm tuyến vú, kiểm tra huyết áp, xác định các bệnh hệ thống, xác định xem khách hàng có bị dị ứng với thuốc mê, thuốc tê, thuốc kháng sinh, thức ăn hay không.

Bước 2: Kiểm tra sức khoẻ trước khi nâng ngực

1.3. Thiết kế phẫu thuật nâng ngực

Đây là bước đảm bảo chính xác trước khi tiến hành phẫu thuật. Bước này do bác sĩ phẫu thuật chính thực hiện bao gồm các bước: đo vẽ, tính toán các chỉ số kỹ thuật, kiểu dáng túi ngực, size túi, độ nhô và đường mổ.

- Đo vẽ: Phẫu thuật vùng ngực thì đo vẽ là một bước rất quan trọng để quyết định sự chính xác trong khâu phẫu thuật, quyết định bộ ngực có đẹp hay không, giảm tỷ lệ sai, biến chứng sau phẫu thuật. Đo vẽ phẫu thuật để xác định thể tích bầu ngực, độ dài chân ngực, mô tuyến vú nhiều hay ít, độ dày của mô tuyến vú, đọ săn chắc của bộ ngực, xác định giới hạn khoang ngực, giới hạn bóc tách khoang, giới hạn của đường chân ngực, đường sẹo mổ, lượng da thừa phải cắt đi, vị trí núm vú mới,…

Lưu ý: Khi được bác sĩ đo vẽ ngực bạn nên đứng thẳng hoặc ngồi, tay thả dọc cơ thể, lưng thẳng, thả lỏng toàn thân.

- Lựa chọn đường mổ: Có 3 đường mổ phổ biển như đường nách, đường chân ngực, đường quầng vú.

- Chọn loại túi: Size túi, độ nhô, chất liệu và hình dạng phù hợp.

Bước 3: Thiết kế phẫu thuật nâng ngực

1.4. Gây mê phẫu thuật nâng ngực

Gây mê là phương pháp gây vô cảm, gây mê toàn thân. Bạn sẽ không nhận biết được gì nữa, ngủ sâu, gây ức chế hoàn toàn thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

Có 2 cách gây mê: Đặt nội khí quản hoặc đặt mask thanh quản.

Trước khi gây mê bạn phải hoàn thiện hồ sơ thăm khám, ký cam kết phẫu thuật. Bác sĩ gây mê sẽ quyết định ca phẫu thuật có được tiến hành hay không, đồng  hành với bác sĩ phẫu thuật và sau đó là quá trình hồi sức, giảm đau cho bệnh nhân.

Sau khi gây mê, bác sĩ chính sẽ tiến hành phẫu thuật. Sau khi kết thúc ca phẫu thuật bác sĩ gây mê sẽ giúp bệnh nhân hồi tỉnh. Thời gian mổ càng ngắn, lượng thuốc mê vào cơ thể càng ít, càng có lợi cho bệnh nhân.

Trước khi gây mê bạn cần lưu ý:

- Nhịn ăn, nhịn uống hoàn toàn 6 tiếng trước khi gây mê 

- Vệ sinh sạch sẽ, không có mồ hôi hoặc tắm trước khi phẫu thuật

- Bỏ hết các vật bằng kim loại trên người

- Ký cam kết phẫu thuật ở hồ sơ bệnh án

Bước 4: Gây mê trước khi phẫu thuật nâng ngực

1.5. Tiến hành phẫu thuật nâng ngực

Sau khi gây mê sẽ là bước sát trùng, trải toan và tiến hành phẫu thuật. Tuỳ thuốc vào tay nghề của bác sĩ thì ca phẫu thuật thường kéo dài 40 – 60 phút. Kỹ thuật mổ nhanh, giúp khách hàng thoát mê sớm, không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, vì vậy, khách hàng có thể về luôn trong ngày. 

Lưu ý: 

– Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ gây mê phải kiểm soát sát sao các chỉ số của bệnh nhân: Nhịp tim, huyết áp, nồng độ oxy trong máu.

– Trong quá trình phẫu thuật có thể có những biến cố xảy ra mà trong quá trình thăm khám không thấy được nên cần sự phối hợp nhịp nhàng của cả đội ngũ, ê kíp phẫu thuật.

Bước 5: Tiến hành phẫu thuật nâng ngực

1.6. Chăm sóc và tái khám sau nâng ngực

Thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng, sinh hoạt và tái khám định kỳ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để ngực nhanh vào form.

Bước 6: Chăm sóc và tái khám sau nâng ngực

2. Những lưu ý quan trọng trước và sau khi nâng ngực

2.1. Trước khi phẫu thuật nâng ngực

Trước khi phẫu thuật bạn tuyệt đối nên tránh làm những điều sau đây:

- Không được sử dụng thuốc ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, các sản phẩm kích thích trước ca mổ

- Báo cáo tình trạng sức khoẻ nếu có các dấu hiệu như ốm, ho, sốt,…

- Nên giữ tình thần thoải mái, lạc quan

2.2. Sau khi phẫu thuật nâng ngực

Sau khi nâng ngực xong bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ để ngực nhanh lành và tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn:

– Không đụng chạm, đè mạnh vào vết thương

– Sử dụng đơn thuốc bác sĩ kê giảm đau, sưng, phù nề,…

– Thay băng trong 24h sau phẫu thuật

– Tháo băng, cắt chỉ trong 7-10 ngày tại cơ sở thẩm mỹ

– Nên hoạt động nhẹ nhàng và tuyệt đối không làm việc quá nặng trong 5-10 ngày

– Chườm đá mát trong 48h (Không chườm trực tiếp mà nên sử dụng một lớp lót mỏng đặt trên da)

– Ngày thứ 4 nên chườm ấm để giam sưng và thâm tín

– Tuyệt đối ăn kiêng các thực phẩm để lại sẹo như đồ nếp, hải sản, rau muống, thịt gà, trứng, bò,… và sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, café,…

– Không tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao vận động mạng như gym, bơi lội,…

– Mặc áo định hình hỗ trợ ngực vào form nhanh chóng

– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ từ 3-6 tháng


Lưu ý quan trọng trước và sau khi nâng ngực

3. Hình ảnh thực tế nâng ngực đẹp, an toàn tại TMV Hương Giang

Kết quả nâng ngực không nghỉ dưỡng, khe khít với chuyên gia hàng đầu PTTM vùng ngực Ths.Bs Bùi Văn Cường

Tóm lại: Để có bộ ngực đầy đặn, tròn đều và cuộc phẫu thuật nâng ngực diễn ra an toàn, hiệu quả bác sĩ và khách hàng nên tuân thủ nghiêm ngặt quá trình trước và sau khi nâng ngực.